Hội thảo liên khoa “Việt Nam học và Tiếng Việt” lần thứ mười hai

Thứ hai - 25/07/2016 15:26
Đây là hoạt động thường niên giữa hai đơn vị, và đã được tổ chức liên tục trong nhiều năm.
Hội thảo liên khoa “Việt Nam học và Tiếng Việt” lần thứ mười hai
Hội thảo liên khoa “Việt Nam học và Tiếng Việt” lần thứ mười hai
Ngày 23/07/2015, Hội thảo liên khoa giữa Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (ĐHKHXH&NV Hà Nội) và Khoa Việt Nam học (ĐHKHXH&NV TpHCM) đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên giữa hai đơn vị, và đã được tổ chức liên tục trong nhiều năm. PGS.TS. Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV HN đã tới dự và phát biểu ý kiến. Hiệu trưởng khen ngợi nỗ lực kết nối nghiên cứu Khoa học của hai Khoa, đồng thời nhấn mạnh vai trò, tầm ảnh hưởng của tiếng Việt và Việt Nam học trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Hiệu trưởng đánh giá cao cố gắng của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt trong việc biên soạn “Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài” và “Định dạng đề thi tiếng Việt” theo khung năng lực này. Cả hai văn bản đều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành lần lượt trong năm 2015 và 2016. vsl-160723-03 Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiểu nhà nghiên cứu và giảng viên. Cuộc gặp mặt lần thứ mười hai này đã để lại nhiều dấu ấn trong sự chuyển mình theo hướng phát triển mới của cả hai khoa. vsl-160723-01 vsl-160723-02 Ba trọng tâm của hội thảo là: trao đổi kinh nghiệm giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài; cập nhật và thảo luận các kết quả nghiên cứu mới nhất của cán bộ hai khoa; giao lưu chia sẻ những khó khăn thuận lợi trong công tác giáo dục và đào tạo để tăng cường sự gắn bó giữa hai đơn vị. Với lịch sử gần nửa thế kỷ truyền đạt kiến thức văn hóa Việt Nam và tiếng Việt cho người nước ngoài, mỗi kỳ hội thảo liên khoa lại là một dịp để cán bộ hai khoa trao đổi sâu rộng về những kinh nghiệm quý giá mới thu được trong quá trình giảng dạy. Vượt qua “kinh viện”, các báo cáo tập trung hơn vào các vấn đề cụ thể, thiết thực, quan tâm hơn tới sự tương tác thực tiễn của người học trong quá trình sinh sống tại bản địa. Cũng chính từ sự thay đổi tư duy đó, các thầy cô đã đóng góp thêm nhiều ý kiến giá trị cho công tác đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài. Trong kỳ hội thảo này, hai khoa cũng cho thấy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ theo hướng nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam học. Các vấn đề văn học và văn hóa cũng thu hút nhiều thảo luận và quan tâm. Các báo cáo đã bước đầu đặt được những vấn đề riêng biệt lên phông nền rộng lớn Việt Nam học, để định vị từng chuyên môn trên tấm phông đó và tạo ra một bức tranh toàn cảnh. Văn học từng ít được chú trọng, ngày càng tìm thấy vị trí nhờ sự tiếp cận liên ngành. Các kết quả nghiên cứu mới về văn hóa và dân tộc được đưa ra thảo luận cũng góp phần bổ sung cho sự toàn diện của nghiên cứu về Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đúng như PGS. TS. Nguyễn Thiện Nam nói, điều quan trọng nhất đọng lại sau mỗi kỳ hội thảo liên khoa “là sự gặp mặt, tăng cường trao đổi và gắn bó giữa hai khoa”, và cả giữa hai trường ĐH KHXH&NV của hai miền. Từ sự thành công của hội thảo, Trưởng Khoa Nguyễn Thiện Nam và Trưởng Khoa Lê Khắc Cường, cam kết thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác giữa hai khoa. Đây cũng là một động lực lớn khích lệ cán bộ và giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ, trên con đường giảng dạy và nghiên cứu. vsl-160723-04 vsl-160723-05 vsl-160723-06 vsl-160723-07 vsl-160723-08 vsl-160723-09 vsl-160723-10 vsl-160723-11 vsl-160723-12 vsl-160723-13 vsl-160723-14 vsl-160723-15   vsl-160723-17 vsl-160723-18 vsl-160723-19 vsl-160723-20 vsl-160723-21 vsl-160723-22 vsl-160723-23

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay4,808
  • Tháng hiện tại4,808
  • Tổng lượt truy cập1,728,279
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây