Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: Những vấn đề lí luận và thực tiễn

Thứ hai - 21/10/2013 12:37
Nằm trong chuỗi những hoạt động kỉ niệm 45 năm thành lập Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt và 57 năm giảng dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: những vấn đề lí luận và thực tiễn” tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, ngày 19/10/2013.
Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: Những vấn đề lí luận và thực tiễn
Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: Những vấn đề lí luận và thực tiễn
Nằm trong chuỗi những hoạt động kỉ niệm 45 năm thành lập Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt và 57 năm giảng dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: những vấn đề lí luận và thực tiễn” tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, ngày 19/10/2013. Hội thảo do Trung Tâm Hỗ trợ nghiên cứu châu Á-ĐHQGHN đồng tài trợ. Đến dự Hội thảo có PGS.TS Phạm Quang Minh (Phó Hiệu trưởng) và nhiều giáo sư, phó giáo sư, đại diện lãnh đạo các viện nghiên cứu, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội nhà văn Hà Nội, các tạp chí chuyên ngành, đại diện lãnh đạo các khoa Việt Nam học, khoa Ngữ văn của nhiều trường đại học khác cùng đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài đang học tập tại Khoa. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và các nhà nghiên cứu đủ các thế hệ từ nhiều trung tâm học thuật của các nước như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Văn Hoá, Bảo tàng Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Sài Gòn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP HCM, Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên… với 45 báo cáo được chọn in trong kỉ yếu. Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Phạm Quang Minh nhấn mạnh: “Ngành Việt Nam học là một ngành khoa học tiềm năng, ngày càng khẳng định được tính chất cơ bản của nó trong xu thế đào tạo các chuyên ngành nhân văn và khoa học xã hội ở Việt Nam”. Đồng thời, Phó Hiệu trưởng cũng khẳng định: “Hội thảo hướng tới mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về việc nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy Việt Nam học từ nhiều góc độ, góp phần chuyên nghiệp hoá ngành Việt Nam học một cách sâu sắc hơn trong tương lai”. Tiếp đó, Hội thảo đã được nghe 2 báo cáo tại phiên toàn thể: "Định hướng quy hoạch ngành/chuyên ngành Việt Nam học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN" của PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc và PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam, và báo cáo "Về việc giảng dạy tiếng Việt và quản lí đào tạo đối với sinh viên Hiệp định" của ThS Đào Văn Hùng và ThS Vũ Lan Hương. Hai báo cáo đã nhận được sự chia sẻ, thảo luận rất “nóng” và thẳng thắn của nhiều nhà khoa học nhằm định hướng phát triển ngành Việt Nam học tại Khoa cũng như nâng cao chất lượng đào tạo và quản lí đối với sinh viên quốc tế đang học tập tại Khoa.
PGS.TS Nguyễn Văn Phúc trình bày báo cáo đầu tiên của Hội thảo tại phiên toàn thể. (Ảnh: Thành Long)
PGS.TS Nguyễn Văn Phúc trình bày báo cáo đầu tiên của Hội thảo tại phiên toàn thể. (Ảnh: Thành Long)
Các đại biểu theo dõi báo cáo của ThS Đào Văn Hùng. (Ảnh: Thành Long)
Các đại biểu theo dõi báo cáo của ThS Đào Văn Hùng. (Ảnh: Thành Long)
PGS.TS Nguyễn Thiện Nam trả lời câu hỏi của cử toạ tại phiên toàn thể. (Ảnh: Thành Long)
PGS.TS Nguyễn Thiện Nam trả lời câu hỏi của cử toạ tại phiên toàn thể. (Ảnh: Thành Long)
GS.TS Nguyễn Thiện Giáp (phải) và PGS.TS Vũ Văn Thi chủ trì tiểu ban 1. (Ảnh: Thành Long)
GS.TS Nguyễn Thiện Giáp (phải) và PGS.TS Vũ Văn Thi chủ trì tiểu ban 2: Việt Ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Quốc tế. (Ảnh: Thành Long)
Sau báo cáo tại phiên toàn thể, các nhà nghiên cứu tiếp tục nghe các báo cáo và thảo luận tại 4 tiểu ban: Tiểu ban 1: Việt Nam học và đào tạo Việt Nam học, tiểu ban 2: Việt ngữ học và giảng dạy tiếng Việt, tiểu ban 3: Văn hoá – lịch sử Việt Nam, tiểu ban 4: Văn học và nghệ thuật Việt Nam. Các báo cáo đều nhận được sự quan tâm, thảo luận, chia sẻ, đóng góp ý kiến sôi nổi của nhiều nhà nghiên cứu từ nhiều trung tâm đào tạo khác nhau. Tại tiểu ban 1, các đại biểu đã chia sẻ và thảo luận nhiều vấn đề quan điểm, hướng tiếp cận Việt Nam học, cũng như định hướng sự phát triển ngành Việt Nam học trong tương lai. Tiểu ban 2, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề lí thuyết liên quan đến ngữ âm, phương pháp dạy tiếng cũng như những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt tại Khoa. Tiểu ban 3, nhiều vấn đề về lịch sử, văn hoá Việt Nam như vấn đề làng xã, vấn đề nữ quyền, ẩm thực, kinh tế thương mại… đã được các đại biểu thảo luận và làm rõ thông qua nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tại tiểu ban 4, các đại biểu cùng thảo luận về những vấn đề trong văn học Việt Nam từ cổ trung đại đến đương đại và những chủ đề đặc sắc trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
PGS.TS Trần Lê Bảo, tổng kết tiểu ban 1: Việt Nam học và đào tạo Việt Nam học. (Ảnh: Thành Long)
PGS.TS Trần Lê Bảo, tổng kết tiểu ban 1: Việt Nam học và đào tạo Việt Nam học. (Ảnh: Thành Long)
PGS.TS Nguyễn Văn Chính tổng kết tiểu ban 3: Văn hoá - lịch sử - xã hội Việt Nam. (Ảnh: Thành Long)
PGS.TS Nguyễn Văn Chính tổng kết tiểu ban 3: Văn hoá - lịch sử - xã hội Việt Nam. (Ảnh: Thành Long)
PGS.TS Đoàn Lê Giang tổng kết tiểu ban 4: Văn học- Nghệ thuật Việt Nam. (Ảnh: Thành Long)
PGS.TS Đoàn Lê Giang tổng kết tiểu ban 4: Văn học- Nghệ thuật Việt Nam. (Ảnh: Thành Long)
Hiện nay Việt Nam học và nghiên cứu đào tạo Việt Nam học đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học, nhiều trung tâm học thuật trong nước và quốc tế. Hội thảo này thực sự là một điểm nhấn quan trọng góp phần khẳng định vị thế của Khoa và của Trường trong nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học tại Việt Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay3,219
  • Tháng hiện tại144,394
  • Tổng lượt truy cập1,707,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây