Sinh viên VSL đạt giải nhì NCKH cấp Đại học quốc gia Hà Nội

Sinh viên VSL đạt giải nhì NCKH cấp Đại học quốc gia Hà Nội

  •   25/07/2018 00:42:30
  •   Đã xem: 658
  •   Phản hồi: 0
Mùa hè oi ả bỗng trở nên dịu lại khi các thầy cô giáo và sinh viên Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt (VSL) đón nhận một tin vui đặc biệt: công trình nghiên cứu khoa học So sánh tính tự lập của thế hệ trẻ trong xã hội Đức và Việt Nam của Etienne Mahler - sinh viên năm thứ nhất (K62) của Khoa, dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Hoàng Giang, vừa đạt giải nhì NCKH sinh viên cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (năm học 2017 - 2018).

Mời viết bài cho HTKH quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học trong trường đại học”

  •   19/06/2018 22:16:23
  •   Đã xem: 692
  •   Phản hồi: 0
Nhằm tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học trong các trường đại học ở Việt Nam và trên thế giới, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) dự định tổ chức hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học trong trường đại học”.
Thanh xuân của tôi gọi tắt là Mẹ

Thanh xuân của tôi gọi tắt là Mẹ

  •   23/05/2018 16:50:07
  •   Đã xem: 629
  •   Phản hồi: 0
Hà nội mùa này thật lạ. Có những ngày thì nắng đến chói chang như thiêu rụi, càn quét hết tất cả những nơi mà cái nóng bao trùm. Rồi lại ập đến một cách bất ngờ những cơn mưa xối xả vội vã, như muốn nuốt chửng mọi thứ vào trong dòng nước trắng xóa ngập mênh mang. Chắc vì thế mà người ta thường nói, thời tiết là một điều gì đó thật kì diệu. Có lẽ đúng! Tại bởi sự kì diệu ấy thật dễ khiến cho tâm trạng con người ta trượt dài theo những cung bậc xúc cảm. Thế nên giữa cái sự thất thường vô cớ này của thời tiết, chẳng khờ dại gì mà chúng ta lựa chọn cách đối đầu hay tức giận với nó. Một góc quán cà phê quen thuộc cùng một vài quyển sách thú vị, hay ngồi bệt ở góc bờ hồ nhâm nhi một vị kem mát lạnh sẽ là một lựa chọn thông minh để tránh đi cơn thịnh nộ này của thiên nhiên và cũng là để có chỗ cho những tâm hồn nhạy cảm mỏng manh trú ngụ, miên man theo dòng chảy bất tận của suy nghĩ.
Việt Nam qua đôi mắt của một người Nhật

Việt Nam qua đôi mắt của một người Nhật

  •   22/05/2018 00:13:11
  •   Đã xem: 287
  •   Phản hồi: 0
Tôi thấy nói về Việt Nam rất khó vì có quá nhiều điều để nói về đất nước xinh đẹp này. Từ những sản phẩm mang tính biểu tượng văn hóa như áo dài, tranh sơn mài đến những di tích lịch sử mang tính biểu tượng chiến tranh như địa đạo Củ Chi hay phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, những hình ảnh cuộc sống thường ngày quen thuộc như xe máy trên đường phố hay quán phở bốc khói thơm phức, tất cả đều hiện lên trong suy nghĩ của tôi lúc này.
Có một con đường lên xứ Thượng

Có một con đường lên xứ Thượng

  •   21/03/2018 09:51:57
  •   Đã xem: 1072
  •   Phản hồi: 0
Tôi muốn nói điều này ngay từ đầu, để bạn khỏi lặp lại sai lầm của tôi: nếu đã cầm trên tay cuốn sách Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên, bạn đừng vội nghi ngờ và thất vọng bởi cái tên gọi tưởng chừng rất chung chung, rất khẩu hiệu của nó. Thay vì vội vã buông sách xuống, bạn cần kiên nhẫn hơn. Thực ra, tên sách đã được cố ý đặt theo một phong cách đặc chất Tây - Nguyên - mẫu - hệ: cũng như người nam trong gia đình, cái tên chỉ là sấm, là cái vỏ bên ngoài tẻ nhạt và vô sự. Còn cái sét, cái đích thực, mới mẻ và hấp dẫn, cũng như người nữ, lại được ẩn dấu một cách tài tình và khéo léo ở bên trong
Tết có còn Thiêng

Tết có còn Thiêng

  •   21/02/2018 21:06:35
  •   Đã xem: 255
  •   Phản hồi: 0
Theo cảm nhận của nhiều người, ngày nay, Tết cổ truyền đang dần rơi vào tình trạng bị “đời thường hóa”, “bình thường hóa” trong đời sống xã hội. Tết đô thị nhạt đã đành, mà tết nông thôn cũng ngày càng kém phong vị. Phải chăng nếp văn hóa truyền thống này đã bị giải thiêng và đang trên đà hấp hối? Hay những gì đang diễn ra chỉ là kết quả đương nhiên mà con người phải chấp nhận khi chính họ đang tỏ ra bất lực, lúng túng trong việc tái sinh các giá trị của Tết? Qua những dữ kiện được rút ra từ thực tế nông thôn, phần còn lại của bài sẽ góp phần trả lời các câu hỏi ấy.
Cho đi là còn mãi

Cho đi là còn mãi

  •   05/02/2018 23:21:30
  •   Đã xem: 1778
  •   Phản hồi: 0
Trong một cuốn sách nhỏ được xuất bản gần đây - Thư gửi quý nhà giàu Việt Nam[1], TS. Nguyễn Xuân Xanh đã cung cấp nhiều thông tin thú vị, sâu sắc phản ánh quan niệm và cách sử dụng tiền bạc của người Mỹ.
Cuộc thập tự chinh Lakhon Bassac

Cuộc thập tự chinh Lakhon Bassac

  •   23/01/2018 11:57:45
  •   Đã xem: 1344
  •   Phản hồi: 0
Tiết Thanh Minh trôi qua khoảng hơn tuần lễ, mùa lễ hội Chôn Chnam Thmây (tết chịu tuổi – đón năm mới) truyền thống của người Khmer lại bắt đầu. Đồng bào Khmer lại háo hức chờ đón tiếng trống dập dìu và ánh đèn sặc sỡ của những đêm Lakhon – một hình thức sân khấu truyền thống đặc sắc. Trong nguyên ngữ Khmer, Lakhon có nghĩa là “diễn tả như thật cái không có thật”. Nôm na có thể hiểu là “biểu diễn”, hoặc “sân khấu hóa”.
Chúc mừng năm mới 2018!

Chúc mừng năm mới 2018!

  •   31/12/2017 15:24:40
  •   Đã xem: 494
  •   Phản hồi: 0
Chúc tất cả các thầy cô và sinh viên, học viên năm mới 2018 thật nhiều sức khỏe và thành công, thật nhiều niềm vui và hạnh phúc!
Ngày hội văn hoá quốc tế 2018: sự sáng tạo và đa dạng lên ngôi

Ngày hội văn hoá quốc tế 2018: sự sáng tạo và đa dạng lên ngôi

  •   22/12/2017 21:26:03
  •   Đã xem: 229
  •   Phản hồi: 0
Sự mới lạ, xuất sắc của các gian trại đã thu hút đông đảo du khách thập phương - đặc biệt là giới trẻ, khiến cho Ban giám khảo cảm thấy bối rối trong việc chọn ra những gian hàng đặc sắc nhất.
Ngày gặp gỡ và tri ân

Ngày gặp gỡ và tri ân

  •   20/11/2017 09:29:55
  •   Đã xem: 537
  •   Phản hồi: 0
Có lẽ đối với mỗi người, buổi sáng hôm nay thực sự không chỉ là một buổi lễ mà sẽ là một buổi sáng đong đầy những kỷ niệm không thể nào quên.
Hành trình VSL vượt lũ cùng Tây Bắc

Hành trình VSL vượt lũ cùng Tây Bắc

  •   08/11/2017 15:58:32
  •   Đã xem: 258
  •   Phản hồi: 0
Giữa tháng 10 năm 2017, lũ dữ tràn về huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, đẩy người dân địa phương vào tình cảnh màn trời chiếu đất. Với truyền thống tương thân tương ái, Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt (VSL) - Trường Đại học Khoa học Xã Hội & Nhân văn quyết định tổ chức “Hành trình VSL vượt lũ cùng Tây Bắc” để hỗ trợ đồng bào Văn Chấn.
Lễ Khai giảng Chào K62 ở Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt

Lễ Khai giảng Chào K62 ở Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt

  •   25/09/2017 01:41:52
  •   Đã xem: 1441
  •   Phản hồi: 0
Chiều ngày 23/9/2017, khi mùa thu Hà Nội đang ở vào quãng đẹp nhất, tại hội trường B7 Bis - Bách Khoa, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (VSL) đã tổ chức lễ Khai giảng Chào K62. Ngoài các thầy cô giáo và đông đảo sinh viên trong Khoa, buổi lễ còn có sự hiện diện của TS. Dương Văn Huy (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và đại diện Đoàn thành niên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Sinh viên VSL đạt giải nhất NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội

Sinh viên VSL đạt giải nhất NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội

  •   05/09/2017 16:46:50
  •   Đã xem: 343
  •   Phản hồi: 0
Trước thềm năm học mới, Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt vừa đón nhận một tin vui đặc biệt: công trình nghiên cứu “Chính sách cứu nạn trên biển dưới các triều vua Gia Long - Minh Mạng” của em Phạm Thị Thơm - sinh viên K59 của Khoa, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Văn Huy (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), đã vinh dự đạt giải Nhất NCKH sinh viên cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (năm học 2016 – 2017).
Thăm thẳm miền Trung

Thăm thẳm miền Trung

  •   28/08/2017 23:59:41
  •   Đã xem: 1055
  •   Phản hồi: 0
Từ ngày 21/8 đến ngày 26/8/2017, sinh viên Khóa 59 - Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt (VSL), dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Hoàng Giang và ThS. Nguyễn Thị Thư, đã có một chuyến đi thực tế ở miền Trung. Đây là một hoạt động thường niên của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt nhằm mang đến cho sinh viên năm cuối cơ hội cảm nhận, khám phá không gian văn hóa miền Trung, từ đó, mở rộng hơn nữa chân trời tri thức Việt Nam học.
Qủa ngọt đầu mùa của chương trình Thạc sĩ Việt Nam học

Qủa ngọt đầu mùa của chương trình Thạc sĩ Việt Nam học

  •   09/06/2017 14:28:35
  •   Đã xem: 1424
  •   Phản hồi: 0
Vào ngày 6/6/2017, tại hội trường B7 Bis – Bách Khoa, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã tổ chức lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ cho học viên Hà Nhiệm Dung. Với việc bảo vệ đề tài “Tiếng Việt của trẻ em lai trong giai đình Việt Trung ở Châu Hồng Hà (Vân Nam – Trung Quốc), nữ học viên Trung Quốc này đã trở thành học viên đầu tiên hoàn tất chương trình Thạc sĩ Việt Nam mà Khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã dày công xây dựng và triển khai trong thời gian qua.

Sinh viên K58 Việt Nam học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

  •   07/06/2017 21:38:43
  •   Đã xem: 430
  •   Phản hồi: 0
Ngày 5/6/2017, một ngày nắng nóng nhất năm, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt tổ chức buổi lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên K58. Đây là khóa sinh viên thứ tư ngành Việt Nam học ra trường và là khóa sinh viên có những phẩm chất nổi bật, thông minh và nhạy bén. Điều đó đã được thể hiện rõ ràng trong các khóa luận của các em.

Việt Nam đã khiến tôi ngạc nhiên như thế nào

  •   21/05/2017 22:39:20
  •   Đã xem: 1205
  •   Phản hồi: 0
Tôi đã từng tưởng rằng...Việt Nam chẳng có gì đáng quan tâm và vẫn còn có nhiều điểm kém phát triển hơn nước của mình. Là một quốc gia có diện tích nhỏ bé, có hình dáng dài mà lại hẹp như chữ ‘S’ cùng với lịch sử lâu dài bao nhiêu năm đã bị xâm lược và cai trị bởi những quốc gia khác, Việt Nam, đối với tôi, không thể nào có khả năng phát triển đất nước nói chung và con người nói riêng một cách nhanh chóng chỉ trong thời gian khoảng 40 năm được. Vậy thì trước khi tôi sang Việt Nam du học, trong mắt tôi Việt Nam là một quốc gia mà tôi không nên - đừng bao giờ - mong đợi những gì tốt đẹp, phát triển hay thuận lợi cho cuộc sống nhiều hơn quê hương của mình. Ngoài ra, tôi còn coi thường đất nước này do Việt Nam có rất nhiều điều khác hẳn với cuộc sống tôi đã quen thuộc gần 2 chục năm. Thực sự, tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của tôi khi phải chuyển từ một trong những thành phố hiện đại nhất thế giới - Bangkok - sang một thành phố nho nhỏ được coi là thủ đô của một trong nhũng nước đang phát triển trên thế giới - Hà Nội. Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã từng rất lo sợ về cuộc sống tương lại của tôi trong thời gian 5 năm tới. Tôi thật sự không biết tôi sẽ có thể sống ở đất nước này được đến khi tôi tốt nghiệp hay không.

Tổng kết cuộc thi Cây bút VSL 2017

  •   20/05/2017 10:28:02
  •   Đã xem: 266
  •   Phản hồi: 0
Cuộc thi Cây bút VSL 2017 do Câu lạc bộ Sứ giả văn hoá khởi xướng đã khép lại, cũng là một sự kết thúc tốt lành của mùa gặt hái đầu tiên những thành công ngoài mong đợi.

Các tin khác

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay3,521
  • Tháng hiện tại18,548
  • Tổng lượt truy cập1,742,019
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây