Nguồn lực văn hoá với phát triển kinh tế ở làng Việt cổ Đường Lâm, Hà Nội

Nguồn lực văn hoá với phát triển kinh tế ở làng Việt cổ Đường Lâm, Hà Nội

  •   31/05/2019 09:31:39
  •   Đã xem: 1857
  •   Phản hồi: 0
Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã chứng minh rằng, văn hoá không phải là sự phản ánh thụ động, là sản phẩm tự nhiên của kinh tế. Bản thân sự phát triển kinh tế cũng không phải chỉ do các nhân tố kinh tế đơn thuần tạo ra. Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng lại nằm trong văn hoá.
Dự báo thời tiết qua ca dao, tục ngữ của người Việt đồng bằng Bắc bộ

Dự báo thời tiết qua ca dao, tục ngữ của người Việt đồng bằng Bắc bộ

  •   31/05/2019 09:22:47
  •   Đã xem: 3350
  •   Phản hồi: 0
Lao động sản xuất ra của cải vật chất bao giờ cũng là một quá trình tương tác với điều kiện tự nhiên. Vì thế con người luôn luôn phải dựa vào tự nhiên để vừa tận dụng, khai thác những mặt thuận lợi đồng thời cũng phải tìm cách thích ứng, hài hoà với tự nhiên. Vi vậy việc khám phá để chinh phục và thích ứng với tự nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cư dân nông nghiệp. Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, con người chỉ có thể quan sát thực tế để rút ra những quy luật nhằm thích ứng với tự nhiên và vận dụng nó vào đời sống hàng ngày. Chính vì thế ca dao, tục ngữ phản ánh về những hiện tượng khí hậu, thời tiết là một bộ phận quan trọng ra đời sớm nhất thể hiện những chiêm nghiệm và dự báo thời tiết của cha ông ta từ ngàn xưa để lại được lưu truyền trong kho tàng tri thức ca dao, tục ngữ của người Việt.
Type truyện cô Lọ Lem ở Việt Nam và một số nước châu Á

Type truyện cô Lọ Lem ở Việt Nam và một số nước châu Á

  •   30/05/2019 09:55:10
  •   Đã xem: 4533
  •   Phản hồi: 0
Truyện cổ tích vừa giàu tính dân tộc vừa mang tính quốc tế. Qua Bảng mục lục tra cứu type và motif truyện dân gian của Arne - Thompson, chúng ta thấy rõ rằng giữa các dân tộc có nhiều type truyện (kiểu truyện) giống nhau. Trong đó type truyện Cô Lọ Lem – Tấm Cám (510A, A – T) là một type truyện cổ tích rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam, Đông Nam Á, mà còn ở nhiều nước châu Á và trên thế giới. Sơ bộ thống kê có thể tìm thấy số dị bản ở Việt Nam là 38, Hàn Quốc có hơn 5 bản truyện, Nhật Bản có 40 truyện, miền Nam Trung Quốc có đến 47 bản truyện và Ấn Độ tìm thấy khoảng 8 bản truyện… Với số lượng hàng trăm dị bản ở khắp các nước có thể coi đây là type truyện “nổi tiếng nhất” trong kho tàng truyện dân gian của nhân loại.           Tìm hiểu về type truyện này đã có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề của truyện từ nhiều khía cạnh khác nhau và bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể trong sự so sánh truyện của Việt Nam với các nước ở Châu Á.           Kế thừa các công trình nghiên cứu trên thế giới và mong muốn có một cái nhìn toàn diện hơn, trong bài báo này chúng tôi đi sâu nghiên cứu type truyện Cô Lọ Lem ở Việt Nam và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và đặc biệt là Ấn Độ theo phương pháp cấu trúc – loại hình, phương pháp phân tích so sánh type truyện và motif. Chúng tôi chủ yếu quan tâm đến sự tương đồng và khác biệt về nội dung, kết cấu và các motif cấu thành nên truyện, từ đó lý giải về văn hóa dân tộc ẩn chứa trong đó, tìm ra cội nguồn và hiểu được “đời sống thực” của truyện. Chúng tôi chọn một số truyện tiêu biểu để phân tích như: Tấm Cám (type Tấm Cám củaViệt Nam), Nàng Diệp Hạn, Muội Sẹo và Muội Xinh (type Cô Lọ Lem của Trung Quốc), Kông Chuy Pát Chuy (type Cô Lọ Lem – Kongwi và Patjwi của Hàn Quốc), Benizara và Kakezara (type Cô gái có duyên ngầm của Nhật Bản), Dêvkî Rânî (type Cô Lọ Lem của Ấn Độ)
Hình ảnh người phụ nữ trong văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và hiện đại hoá văn học

Hình ảnh người phụ nữ trong văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và hiện đại hoá văn học

  •   29/05/2019 10:34:51
  •   Đã xem: 2716
  •   Phản hồi: 0
Người phụ nữ có ý thức về nữ quyền trong văn hóa và văn học phương Tây đã xuất hiện trong văn hóa và văn học Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX, đến đầu thế kỷ XX đã có thêm những biến chuyển mới mẻ, quan trọng. Văn du ký có đóng góp đáng chú ý trong quá trình hình thành ý thức nữ quyền. Ý thức về nữ quyền là một trong những dấu hiệu rõ nhất của hiện đại hóa văn học. Hiện đại hóa văn học dân tộc gắn liền với sự thay đổi trong cái nhìn đối với phụ nữ. Văn du ký viết về phụ nữ và phụ nữ viết du ký là những câu chuyện có thật, khác với các nhân vật nữ là sản phẩm hư cấu. Vấn đề nữ quyền trong văn du ký thì trước hết phải nói đến văn du ký mà người Việt viết trong các cuộc tiếp xúc với người phương Tây. Trong đó, sự giao tiếp tự nhiên, bình đẳng nam nữ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất. Văn du ký về phụ nữ cũng có khi đề cập đến cách phục sức và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Văn du ký về phụ nữ tuy chưa phải thật phong phú song cũng cho thấy cái nhìn hiện đại của các tác giả nam giới viết về phụ nữ. Người phụ nữ đi và viết về các chuyến đi bằng văn xuôi du ký là hiện tượng mới mẻ chưa từng thấy trong văn học trung đại Việt Nam. Văn du ký của tác giả nữ trước hết là kết quả của việc người phụ nữ đi-đi ra khỏi nhà. Bản thân việc những người phụ nữ Việt Nam đi du lịch xa đã là một bước đột phá trong tư tưởng xã hội.
Giáo sư Trần Đình Hượu và hướng tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học

Giáo sư Trần Đình Hượu và hướng tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học

  •   28/05/2019 10:21:56
  •   Đã xem: 2570
  •   Phản hồi: 0
Đáng giá công lao, đóng góp của một nhà khoa học lớn như GS Trần Đình Hượu luôn là một công việc khó khăn đối với tôi. Để hiểu một trí tuệ, ta phải có trí tuệ, để trân trọng một nhân cách ta cũng phải có một nhân cách. Khó khăn vì thế không thể vượt qua được. Nhưng trong khuôn khổ chọn một điểm nhìn riêng, một hứng thú riêng để đọc lại di sản của giáo sư thì tôi nghĩ mình phần nào có thể làm được. Vì điểm nhìn này kết hợp được một bên là những di sản rất quí giá, đầy tính định hướng đối với tôi và một bên là những am hiểu và quan tâm của riêng tôi đối với công việc nghiên cứu giảng dạy văn học. Đó là hướng tiếp cận văn hóa học.
Đối thoại liên văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề tiếp nhận lý luận văn học phương Tây ở Việt Nam

Đối thoại liên văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề tiếp nhận lý luận văn học phương Tây ở Việt Nam

  •   27/05/2019 10:02:34
  •   Đã xem: 989
  •   Phản hồi: 0
Hệ thống lý luận văn học của nước ta hiện nay về cơ bản được tiếp nhận từ lý luận văn học phương Tây qua thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI. Đó là kết quả tất yếu của tiếp xúc văn hóa Đông Tây và được đẩy mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa đương đại. Ý nghĩa tích cực, các kết quả tốt đẹp của việc tiếp nhận này không có gì phải nghi ngờ. Lý luận văn học phương Tây đã đem lại cho tư tưởng văn học Việt Nam tính hệ thống chặt chẽ, khoa học, các khái niệm công cụ phân tích văn học mới mẻ, bao trùm các đối tượng phân tích cơ bản như văn bản, thế giới, tác giả và người đọc. Nếu quan niệm lý luận văn học phương Tây là sản phẩm văn hóa tinh thần phương Tây thì công cuộc tiếp nhận này đã đem giá trị văn hóa phương Tây bổ sung, làm giàu cho văn hóa Việt Nam như một thành tố của văn hóa phương Đông. Bài viết này xem xét việc tiếp nhận lý luận văn học phương Tây ở nước ta từ góc nhìn toàn cầu hóa.
TÀI LIỆU: Hướng dẫn xây dựng đề thi và chấm thi theo Định dạng đề thi  đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài

TÀI LIỆU: Hướng dẫn xây dựng đề thi và chấm thi theo Định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài

  •   26/05/2019 11:07:55
  •   Đã xem: 2504
  •   Phản hồi: 0
Hướng dẫn xây dựng đề thi và chấm thi theo Định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 2098/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Lịch sử văn du ký Việt Nam từ trung đại đến nửa đầu thế kỷ XX

Lịch sử văn du ký Việt Nam từ trung đại đến nửa đầu thế kỷ XX

  •   26/05/2019 11:03:14
  •   Đã xem: 1434
  •   Phản hồi: 0
Lịch sử văn du ký là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu riêng mà hiện nay ở Việt Nam vẫn còn thiếu vắng. Chúng tôi xin dựa vào một số quan sát của cá nhân và một số từ điển phổ thông để điểm qua vấn đề này với mục đích đưa ra một ý niệm về một đối tượng có lịch sử vận động, thay đổi. Tuy phê bình văn du ký nửa đầu thế kỷ XX còn khá thưa thớt, mỏng mảnh nhưng nhiều vấn đề hiện đại của văn du ký đều đã được chạm đến, như: văn du ký và tính chân thực của nhật ký, về tính lợi ích của du lịch (gián tiếp nói về sự cần thiết của du ký, nhất là so sánh với văn hóa của người khác để mình tự thay đổi), về tính chất phiêu lưu, thám hiểm của du lịch mà văn du ký cần ghi nhận, về du ký và phụ nữ…
Phát triển năng lực tiếng Việt chuyên ngành cho học viên quốc tế

Phát triển năng lực tiếng Việt chuyên ngành cho học viên quốc tế

  •   25/05/2019 11:39:26
  •   Đã xem: 796
  •   Phản hồi: 0
Một trong những tiêu chí để đánh giá trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế là số lượng sinh viên quốc tế đến học tại trường đại học đó. Hiện nay, sinh viên quốc tế đến học tại các trường đại học Việt Nam ngày càng đông. Để phấn đấu đến năm 2020, chúng ta có một vài trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế theo chỉ tiêu của Chính phủ thì việc nâng cao năng lực tiếng Việt chuyên ngành cho họ là một đòi hỏi khách quan của thời kỳ hội nhập. Dựa trên cơ sở phân tích khái niệm năng lực ngôn ngữ và các phương pháp tiếp cận trong dạy-học ngôn ngữ thứ hai, chúng tôi sẽ đề xuất cách tiếp cận “giảng dạy ngôn ngữ thứ hai qua tri nhận nội dung chuyên ngành” và những lợi ích của cách tiếp cận này như là một giải pháp để tăng cường năng lực chuyên ngành cho học viên quốc tế.
Nâng cao năng lực dự đoán từ tiếng Việt trong ngữ cảnh cho học viên quốc tế

Nâng cao năng lực dự đoán từ tiếng Việt trong ngữ cảnh cho học viên quốc tế

  •   25/05/2019 11:24:29
  •   Đã xem: 2017
  •   Phản hồi: 0
Đoán từ trong ngữ cảnh là một cách để khám phá ý nghĩa của từ mới. Việc học tập ngẫu nhiên thông qua đoán từ trong ngữ cảnh là rất quan trọng trong tất cả các cách học từ vựng. Điều này đúng cho việc học tập của cả người bản ngữ học ngôn ngữ thứ nhất của họ, và cả những người học ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, nhiều người đã không có được những điều kiện cần thiết để học loại hình học tập này. Mục đích chính của bài viết này là (1) khẳng định đoán từ trong ngữ cảnh như một cách giảng dạy và học tập và (2) trả lời câu hỏi: nâng cao năng dự đoán từ cho người học bằng cách nào?
Lỗi sử dụng

Lỗi sử dụng "còn" và "vẫn" trong tiếng Việt của người nước ngoài

  •   24/05/2019 10:19:29
  •   Đã xem: 2575
  •   Phản hồi: 0
Lỗi trong quá trình học một ngoại ngữ là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong quá trình hình thành ngôn ngữ của người học ngoại ngữ. Lỗi của người học ngoại ngữ giúp người dạy đánh giá được những giai đoạn phát triển trong quá trình khám phá ngôn ngữ đích của người học, lỗi cũng giúp các nhà sư phạm và soạn sách phát hiện được chiến lược học của người học và giúp người nghiên cứu phát hiện thêm những đặc trưng của ngôn ngữ mà thông qua lỗi của người học, chúng mới được thể hiện rõ ràng hơn. Lỗi trong quá trình học và khám phá tiếng Việt của người nước ngoài cũng mang sứ mệnh như vậy. Trong bài này, chúng tôi đề cập tới lỗi sử dụng hai từ “còn” và “vẫn” ở cương vị phó từ, bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ; ( Đối với trường hợp “vẫn còn”, chúng tôi đánh giá lượng ngữ nghĩa và cách dùng giống như “vẫn”). Trong khi khảo sát lỗi, chúng tôi sử dụng một số thuật ngữ của lý thuyết phân tích lỗi (Error analysis) [2]  như chiến lược giao tiếp (communication strategy), chuyển di giảng dạy (transfer of training), vượt tuyến (overgeneralization).
Biến đổi văn hóa tộc người ở Tây Nguyên: nhìn từ không gian làng*

Biến đổi văn hóa tộc người ở Tây Nguyên: nhìn từ không gian làng*

  •   24/05/2019 09:33:19
  •   Đã xem: 1743
  •   Phản hồi: 0
Trong vài thập niên trở lại đây, toàn cầu hóa và các chương trình phát triển nội địa (cấp quốc gia và địa phương),... đã tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt văn hóa của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. “Hội nhập” và “hiện đại hóa”, ngoài tác dụng nâng cao đời sống vật chất và khả năng tiếp cận các dịch vụ công, còn gián tiếp kích thích sự tàn lụi của vốn văn hóa tộc người. Văn hóa của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên không nằm ngoài xu hướng đó. Trong các làng Tây Nguyên, từ lâu, đã phát sinh nhiều hiện tượng phức tạp, thách thức khả năng “bảo tồn” các giá trị văn hóa tộc người: nạn “chảy máu cồng chiêng”, sự suy tàn của hệ thống lễ hội và các thực hành văn hóa truyền thống, dẫn đến nguy cơ phá vỡ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đặc biệt, cải đạo (conversion) đã trở thành một hiện tượng mang tính khu vực, thu hút đông đảo người dân các dân tộc tại chỗ tham gia (Thiên Chúa giáo, Tin Lành) ...
Phạm Đức Dương: Từ văn hóa đến văn hóa học

Phạm Đức Dương: Từ văn hóa đến văn hóa học

  •   23/05/2019 13:53:21
  •   Đã xem: 2071
  •   Phản hồi: 0
Mối quan hệ giữa văn học và báo chí trong ngôn ngữ tiểu phẩm của Ngô Tất Tố

Mối quan hệ giữa văn học và báo chí trong ngôn ngữ tiểu phẩm của Ngô Tất Tố

  •   22/05/2019 13:35:13
  •   Đã xem: 3458
  •   Phản hồi: 0
Ngô Tất Tố là một nhà văn lớn đồng thời cũng là một nhà báo lớn thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX. Sự nghiệp sáng tác của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như: tiểu thuyết, phóng sự, truyện ký lịch sử, khảo cứu, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật… nhưng nổi bật nhất là tiểu phẩm trên báo chí. Trong gần 20 năm viết báo, Ngô Tất Tố đã để lại một khối lượng tiểu phẩm khá đồ sộ. Tính đến nay cùng với những tác phẩm mới tìm thấy, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được 1350 tác phẩm đăng báo của ông với 26 bút danh, nhưng chắc chắn đây chưa phải là con số cuối cùng.

Nghiên cứu

  •   25/12/2012 18:11:14
  •   Đã xem: 4330
  •   Phản hồi: 0
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay4,240
  • Tháng hiện tại133,570
  • Tổng lượt truy cập1,696,391
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây