Lễ trao giải cuộc thi viết Cây bút VSL và Thư Việt Nam năm 2017

  •   20/05/2017 09:54:51
  •   Đã xem: 290
  •   Phản hồi: 0
Sau hơn hai tháng phát động, cuộc thi viết Cây bút VSL và Thư Việt Nam 2017 do Câu lạc bộ Sứ giả văn hóa (CMC) khởi xướng đã chính thức khép lại với lễ trao giải được tổ chức vào hồi 19h ngày 19/05/2017 tại hội trường B - nhà B7 Bis - Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt - Trần Đại Nghĩa - Bách Khoa.

Việt Nam: sự ngạc nhiên bất tận

  •   11/05/2017 21:18:04
  •   Đã xem: 286
  •   Phản hồi: 0
Cách đây mấy hôm, chúng tôi đã giới thiệu cảm nhận Việt Nam của một chàng trai Mỹ. Hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một cách nhìn khác, cũng độc đáo và thú vị không kém, tuy có phần ... khó hiểu. Bài viết này - thực chất là một bài thơ, thể hiện những ngạc nhiên bất tần về tiếng Việt, về văn hóa Việt Nam của Isabelle Windhorst - một nữ sinh Đức vô cùng duyên dáng, thông minh và năng động. Nhờ thụ hưởng một nền giáo dục bài bản và khai phóng của Đại học Humboldt - một trong những Đại học danh tiếng nhất của châu Âu, ngay sau khi trở thành sinh viên của VSL và USSH, Isabelle đã hòa nhập rất nhanh vào môi trường mới. Ngoài việc học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, cô còn tình nguyện dạy tiếng Anh cho sinh viên VSL và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa ở USSH. Mong muốn của Isabella là sau khi về Đức để hoàn thành chương trình Thạc sỹ, cô sẽ quay lại VSL để "hoàn thiện" kĩ năng tiếng Việt và làm một luận án tiến sỹ về Việt Nam. ...

Việt Nam: nhìn từ đôi mắt của một người Mỹ

  •   07/05/2017 17:42:12
  •   Đã xem: 397
  •   Phản hồi: 0

Thắng lợi của niềm tin

  •   30/04/2017 21:38:18
  •   Đã xem: 336
  •   Phản hồi: 0
Cách đây 28 năm, khi tôi còn là một đứa trẻ ở Cần Thơ, trong một bài làm văn ở lớp 9 Văn-Toán-Ngoại ngữ, trường THCS An Cư I, yêu cầu viết tiếp chuyện Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, tôi nhớ rằng tôi đã rất “phiêu lưu” khi cho nhân vật của mình là chú Dế mèn láu lỉnh tiếp tục một chuyến đi mới, nhưng đi đến đâu cũng gặp cảnh không may: những gia đình dế thất học, những tâm sự bị vùi chôn trong lòng đất của đám dế nghèo, những cánh đồng chưa thể mọc lên những thứ cây quí, cỏ thơm, những bóng đêm còn lảng vảng, tràn lan, và những nỗi sợ hãi vẫn thổn thức. Khi nộp bài, tôi rất sợ bị cô giáo mắng. Nhưng không khí đổi mới của đất nước ngày ấy đã khiến cho bài văn “lộng ngôn” của tôi được chấp nhận. Khi viết về Dế mèn, tôi hoàn toàn hiểu là tôi đang viết về quê hương mình bằng đôi mắt non nớt, mô tả những ám ảnh mà tôi cảm nhận ở vùng đất miền Tây Nam bộ năm xưa, nỗi cơ cực hằn sâu lên người dân nơi đây sau bao nhiêu năm giải phóng. Những ẩn dụ ngây thơ đó, chắc rằng đã cất giấu cho tôi không chỉ kỉ niệm thời niên thiếu mãnh liệt mà còn làm chứng cho một cách mộng tưởng rất riêng của tôi về quê hương - một người được ra đời vào đúng thời điểm thống nhất hai miền Nam Bắc.

Ếch ơi, hãy ra khỏi đáy giếng đi nào!

  •   27/04/2017 21:28:15
  •   Đã xem: 563
  •   Phản hồi: 0
Nếu bạn không phải là người định giá thì bạn sẽ là người trả giá cho cuộc đời mình. Đã bao giờ bạn mơ ước được ra nước ngoài, được đi du lịch khắp thế giới hay sẽ kiếm được một công việc được đi đây đi đó chưa? Và bạn đã bao giờ lập một kế hoạch để thực hiện điều đó?

Hãy cho đi khi còn có thể

  •   19/04/2017 21:40:52
  •   Đã xem: 2557
  •   Phản hồi: 0
Cái nắng chói chang của mùa hạ đã bắt đầu phủ bóng khắp những tuyến đường, len lói vào từng con ngõ, chơi trốn tìm cùng những tán cây xanh.Dường như người ta chẳng bao giờ yêu thích cái mùa hè nóng như thiêu như đốt ấy. Khi mà lúc nào người cũng nhễ nhại mồ hôi, mệt mỏi tới phát bực. Thế nhưng khoảng thời gian của mùa hạ lại khiến cho con người ta trân trọng hơn bao giờ hết. Mùa hạ, mùa của cánh phượng được ép cẩn thận trong trang vở, mùa của những tâm tình viết vội trao nhau vào cuốn lưu bút, mùa của cái ôm, cái nắm tay hay những cảm xúc nghẹn ngào không nói nên lời. Đúng vậy, đó là mùa mà không một cô cậu học trò“vượt vũ môn” nào mong muốn; xa thầy cô, xa bạn bè - những con người đã từng của hiện tại mà giờ đây lại trở thành kỉ niệm, để rồi bước vào khoảng thời gian áp lực nhất, căng thẳng nhất trong cuộc đời học trò. Đó là mùa thi cử.

Hãy tin vào con đường bạn chọn

  •   18/04/2017 08:48:33
  •   Đã xem: 1306
  •   Phản hồi: 0
Bố mẹ đừng nói câu “Con nhà người ta” được không? Một nhân vật huyền bí mang tên “Con nhà người ta” xuất hiện với tần suất liên tục trong bộ phim “Cuộc sống” đã trở nên nổi tiếng truyền từ đời này qua đời khác. Và câu chuyện về nhân vật đó luôn là tiêu điểm cuộc nói chuyện của bố mẹ.

Việt Nam trên đầu lưỡi

  •   17/04/2017 09:12:24
  •   Đã xem: 252
  •   Phản hồi: 0
Song song với cuộc thi Cây bút VSL lần thứ nhất (chủ yếu dành cho sinh viên Việt Nam), cuộc thi Thư Việt Nam đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các bạn sinh viên quốc tế. Với mong muốn chia sẻ những góc nhìn, những trải nghiệm phong phú, độc đáo về Việt Nam, cùng với việc đăng các bài viết của sinh viên Việt Nam, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu những bài viết tiêu biểu của các bạn sinh viên quốc tế. Kính mời quý đọc giả cùng thưởng thức bài viết Việt Nam trên đầu lưỡi của Trương Lang Văn - du học sinh Trung Quốc đang học tập tại khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.

Hội nghị NCKH sinh viên lần thứ 7 của Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt

  •   12/04/2017 22:10:57
  •   Đã xem: 636
  •   Phản hồi: 0
Ngày 07/04/2017, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 7 tại trụ sở chính của Khoa, B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa. Tham dự Hội nghị có Đại diện Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học, Ban chủ nhiệm Khoa, các giảng viên cùng các sinh viên của cả bốn khóa K61, K60, K59, K58. Thành viên của Hội đồng khoa học gồm có: PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam (Chủ tịch Hội đồng), PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc (Phó Chủ tịch Hội đồng), TS. Đặng Thị Vân Chi (Ủy viên), TS. Nguyễn Trường Sơn (Thư ký).

Một chuyện cảm động ở Khoa Việt Nam học

  •   11/04/2017 11:36:23
  •   Đã xem: 348
  •   Phản hồi: 0
Trong một môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa như Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (VSL) của chúng tôi - nơi từ lâu đã trở thành mái nhà chung của nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế, không khó để bắt gặp những kì lạ thường ngày. Tôi xin kể lại một câu chuyện kì lạ và cảm động vừa mới diễn ra.

Tình yêu của bố

  •   01/04/2017 21:52:02
  •   Đã xem: 341
  •   Phản hồi: 0
Có rất nhiều con đường đưa sinh viên đến giảng đường Đại học. Có con đường bằng phẳng, có con đường quanh co, có con đường khúc khuỷu gập gềnh... Bài viết Tình yêu của bố của bạn Nguyễn Thị Thúy (K61) sẽ giúp chúng ta hiểu thêm một con đường khác, một số phận khác. Câu chuyện của tác giả nhắc nhở ta biết ơn và trân quý sự hi sinh thầm lặng của bố mẹ, làm thức dậy trong ta ý thức đồng cảm, sẻ chia với số phận của những người xung quanh mình, và truyền cho ta một khát vọng vươn lên để khắc phục nghịch cảnh. Xin trân trọng giới thiệu bài viết cùng quý thầy cô và các bạn.

Thần tượng của tôi

  •   30/03/2017 14:15:19
  •   Đã xem: 350
  •   Phản hồi: 0
Sau một thời gian phát động, Cuộc thi Cây bút VSL lần thứ nhất (2017) đang nhận được sự phản hồi tích cực từ các bạn sinh viên trong Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt. Để khuyến khích tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ, từ nay trở đi, chúng tôi sẽ cho đăng tải trên website của Khoa các bài viết có chất lượng tốt. Hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết Thần tượng của tôi của bạn Lương Ngọc Phương Anh (k61). Nếu bạn muốn phát triển kĩ năng viết và đặc biệt, nếu bạn muốn lưu dấu ấn của mình trong "lịch sử thành văn" của VSL, hãy đầu tư thời gian và tâm huyết để viết và gửi bài cho chúng tôi.
Tưởng nhớ những bóng cây

Tưởng nhớ những bóng cây

  •   20/03/2017 23:36:52
  •   Đã xem: 735
  •   Phản hồi: 0
Đầu thu năm ngoái, trên đường vô Nam công tác, chúng tôi có ghé vào một quán nhỏ ven đường. Quán nhỏ vô danh sẽ chẳng có gì đáng nhớ cả, cho đến khi, tôi ngước nhìn lên và thích thú nhận ra rằng, chúng tôi đang ngồi dưới bóng râm của một cây thị cổ. Trong khu vườn yên tĩnh, thị trổ lá vươn cành ôm lấy không gian, chở che cho quán nhỏ. Sau vòm lá biếc, những quả thị lấp ló xuất hiện, một số đã ngả vàng. Sắc vàng là dấu hiệu cho biết, thị đã chín rồi, chỉ còn chờ tay người hái xuống thôi. Chắc không ai nỡ vô tâm trước sắc hương mê hoặc của thị chín. Màu sắc và mùi hương đặc trưng ấy đã đi qua tuổi thơ của bao thế hệ người Việt nông thôn, lắng xuống rồi bừng lên thành cổ tích, ca dao, huyền thoại: “Thị ơi thị, thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Trên quãng đường còn lại, tôi miên man nghĩ về những cây cổ thụ ở quê nhà. Bao năm rồi, hình ảnh và số phận của chúng không thôi ám ảnh tôi.
Điếu văn Nhà giáo - Học giả Nguyễn Thạch Giang

Điếu văn Nhà giáo - Học giả Nguyễn Thạch Giang

  •   20/03/2017 00:02:57
  •   Đã xem: 496
  •   Phản hồi: 0
PGS. Nguyễn Thạch Giang, một trong những nhà văn bản học Văn Nôm xuất sắc bậc nhất của chúng ta, Tổ trưởng Tổ Việt ngữ đầu tiên - tiền thân của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt - Trường ĐHKHXH&NV đã ra đi lúc 2 giờ 15 chiều 14/3/2017 tại nhà riêng, thọ 90 tuổi. Tại lễ tang (18/3/2017), PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam đã đại diện Khoa đọc lời điếu rất xúc động. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô, đồng nghiệp cùng các bạn sinh viên Điếu văn tưởng nhớ PGS. Nguyễn Thạch Giang.
Phát động cuộc thi viết Thư Việt Nam lần thứ nhất (2017)

Phát động cuộc thi viết Thư Việt Nam lần thứ nhất (2017)

  •   13/03/2017 10:41:55
  •   Đã xem: 288
  •   Phản hồi: 0
Trân trọng kính mời tất cả các bạn sinh viên quốc tế đang học tập tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (VSL) tham dự cuộc thi viết Thư Việt Nam lần thứ nhất (2017).
Phát động cuộc thi viết Cây bút VSL lần thứ nhất (2017)

Phát động cuộc thi viết Cây bút VSL lần thứ nhất (2017)

  •   13/03/2017 10:01:15
  •   Đã xem: 276
  •   Phản hồi: 0
Trân trọng kính mời các bạn sinh viên (Việt Nam và quốc tế) tham gia cuộc thi Cây bút VSL lần thứ nhất 2017.
Dreamers’s Night: đêm của tình yêu và mơ mộng

Dreamers’s Night: đêm của tình yêu và mơ mộng

  •   26/02/2017 21:57:01
  •   Đã xem: 219
  •   Phản hồi: 0
Câu lạc bộ Sứ giả văn hóa do các giảng viên và sinh viên Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt sáng lập đã chính thức ra mắt bằng việc tổ chức sự kiện Dreamers’s Night vào đêm 19/2/2017.

Người bắc nhịp cầu ngôn ngữ

  •   22/01/2017 23:34:57
  •   Đã xem: 268
  •   Phản hồi: 0
PGS.TS Nguyễn Thiện Nam - Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt chia sẻ cùng Nhân Dân cuối tuần về dòng chảy của tiếng Việt trong thế giới hội nhập.
Chúc mừng năm mới 2017!

Chúc mừng năm mới 2017!

  •   31/12/2016 23:59:50
  •   Đã xem: 582
  •   Phản hồi: 0
Chúc tất cả các thầy cô và sinh viên, học viên năm mới 2017 thật nhiều sức khỏe và thành công, thật nhiều niềm vui và hạnh phúc!

Các tin khác

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay4,817
  • Tháng hiện tại4,817
  • Tổng lượt truy cập1,728,288
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây